Nên sử dụng tiện ích dọn dẹp hệ thống nào cho Windows?

Đã từ lâu, Microsoft tích hợp sẵn tiện ích Disk Cleanup vào trong Windows để người sử dụng dễ dàng dọn dẹp hệ thống của họ khỏi những file thừa trong quá trình sử dụng. Nhưng dù sao đi chăng nữa, chức năng này vẫn không đạt hiệu quả như những phần mềm ứng dụng hỗ trợ khác. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu 1 vài tiện ích như vậy, với những đặc điểm riêng biệt của từng phần mềm.

Đây chắc là cái tên quen thuộc với mọi người sử dụng nhất, vì ứng dụng này khá đơn giản, gọn nhé, nhiều chức năng cơ bản cũng như nâng cao. Và để tìm hiều kỹ hơn, chúng ta hãy cùng nhau bàn luận về ưu điểm và nhược điểm của CCleaner.
Ưu điểm:
Xét về tình hình thực tế hiện nay, khó có thể tìm ra được phần mềm hỗ trợ nào phổ biến và dễ sử dụng hơn CCleaner. Chương trình vô cùng đơn giản, nhiều tiện ích, hơn hẳn so với những tiện ích dọn dẹp hệ thống thông thường khác, có đi kèm với phiên bản Portable hoàn toàn miễn phí, khả năng tìm và khắc phục lỗi trong Registry nhanh chóng, quản lý quá trình Start – upSystem Restore của Windows... Bên cạnh đó, chương trình còn có thêm nhiều sự hỗ trợ từ những phần mềm khác, điển hình là CCEnhancer - bổ sung tới hơn 270 ứng dụng mở rộng trong danh sách, hỗ trợ thêm HTML5, tăng cường hiệu suất giám sát các trình duyệt như Firefox, Chrome, Safari, Opera và Internet Explorer 9, cải thiện khả năng phát hiện lỗi với ActiveX Class.
Nhược điểm:
Tuy nhiên, cũng giống như quy luật khó tránh của phần mềm, bên cạnh ưu điểm thì một số điểm yếu của CCleaner đã và đang tồn tại. Điển hình nhất là ứng dụng không xóa bỏ hoàn toàn file rác khỏi một số thư mục cơ bản của hệ thống, ví dụ:
C:\Users\username\AppData\Local\Temp
C:\Windows\Prefetch
 Prefetch là 1 thư mục phụ nằm bên trong Windows, có chức năng chứa đựng tất cả các thông tin liên quan đến quá trình khởi động của máy tính, các ứng dụng hỗ trợ để mở tài liệu, file văn bản... Trên thực tế, Microsoft không “khuyến khích” người sử dụng làm sạch thư mục này, nhưng nhiều người quản trị hệ thống vẫn thực hiện, vì trên thực tế, cách này vẫn có hiệu quả khi tăng tốc hệ thống, giảm bớt ảnh hưởng qua lại đến nhiều ứng dụng khác. Nhưng nếu muốn, các bạn có thể tham khảo và sử dụng một vài tiện ích hỗ trợ khác như Glary Utilities.
Thành phần tiếp theo được đề cập trong bài viết này là Slim Cleaner – có thể khá xa lạ với một số người nhưng phần mềm này rất đáng sử dụng vì đã có thêm 1 số thành phần hỗ trợ khác mà bạn khó có thể tìm thấy ở những chương trình phổ biến hiện nay.
Ưu điểm:
Ứng dụng này có thể xóa bỏ hoàn toàn file thừa trong một số thư mục mà CCleaner không thực hiện được, bên cạnh đó là khả năng gỡ bỏ những toolbar hijacking, bổ sung mục đánh giá ứng dụng, tối ưu hóa và cải thiện hiệu suất của Windows. Bên cạnh đó còn 1 số tính năng cơ bản khác:

Nhược điểm:
Có thể nói 1 điểm thiếu sót rất cơ bản của Slim Cleaner không hỗ trợ khả năng rà soát Registry của hệ thống, không có phiên bản Portable, do đó rất dễ ảnh hưởng đến tính linh hoạt và số lượng người dùng của phần mềm này. SlimCleaner được tạo bởi SlimUtiltites và có lẽ lời giải thích cho sự thiếu sót trên là vì sự có mặt của những công cụ đã có sẵn khác như SlimComputer, Fix CleanerSlimDrivers.
3. Xleaner:
Không khác biệt quá nhiều so với 2 sản phẩm trên, Xleaner cho phép người sử dụng lựa chọn đường dẫn, ứng dụng và trình duyệt cụ thể để hoạt động.
Ưu điểm:
Xleaner cũng có khả năng xóa file tạm trong các thư mục cơ bản như Prefetch, temp hoặc %temp%... Hiện tại chương trình có 2 phiên bản chính thức là Installer – cài đặt và Portable. Bên cạnh đó, Xleaner còn được cải thiện thêm chức năng quản lý, làm sạch bộ nhớ hệ thống, tối ưu hóa hiệu suất hoạt động, giao diện được trình bày đơn giản, dễ sử dụng, hiển thị rõ ràng các đường dẫn khác nhau của Windows, phân mục rõ ràng giữa các file văn bản hoặc ứng dụng của Windows, giám sát cụ thể các tiến trình và dịch vụ của hệ thống...

Nhược điểm:
Tuy nhiên, tùy chọn mặc định của Xleaner có quá nhiều lựa chọn có sẵn và do vậy, vô tình sẽ xóa bỏ nhiều mục người sử dụng vẫn cần đến. Đối với những người dùng mới bắt đầu thì quá trình này lại trở thành rào cản phức tạp và hơi khó hiểu, và tất nhiên họ sẽ phải băn khoăn, lo lắng khá nhiều trước khi nhấn nút Purge. Mặt khác, đối với những người ưa thích vẻ bề ngoài thì Xleaner khó có thể hiện diện trong danh sách những phần mềm cần thiết của họ.
Đây là phiên bản miễn phí bên cạnh ứng dụng phải trả phí phổ biến của hãng phần mềm IObit nổi tiếng. Nhưng so với chương trình trả phí thì Advanced SystemCare Free khác biệt ở điểm nào?
Ưu điểm:
Có khả năng theo dõi, giám sát các ứng dụng gỡ bỏ chương trình khác, tối ưu hóa hệ thống, quản lý chương trình Start Up, Shortcut fixer, IE helper, Windows problem fixer, disk doctor, process manager... Phiên bản Pro với mức giá 12,97$, tuy nhiên các bạn vẫn có thể sử dụng được một số tính năng cơ bản như nâng cao hiệu suất hoạt động của RAM, xóa bỏ một số chương trình giả mạo...

Nhược điểm:
Bên cạnh đó, một số thành phần chỉ có trong phiên bản Pro như Registry Cleaner lại có sẵn trong những chương trình miễn phí như CCleaner, và cả Malwarebytes, Microsoft Security Essentials, Avast hoặc AVG... Do vậy, nhiều người sử dụng sẽ cho rằng cách bố trí chức năng của Advanced SystemCare này chưa thực sự hợp lý.
Bên cạnh CCleaner, Glary Utilities cũng khá phổ biến và dễ sử dụng dựa vào những chức năng cơ bản trong quá trình xóa bỏ file thừa và tối ưu hóa hệ thống. Và hiện tại, ứng dụng cũng có 2 phiên bản chính: miễn phí và trả phí – 27,97$.
Ưu điểm:
Có thể nói rằng Glary Utilities là sự kết hợp khá tốt giữa những tính năng và yếu tố cần thiết đối với phần mềm dọn dẹp trong hệ thống, mà không phải công cụ nào cũng có được, bao gồm quá trình rà soát, tìm kiếm và xóa bỏ những file thừa trên máy tính và trong Registry, khắc phục lại các Shortcut sai lệch, tìm và diệt spyware khá dễ dàng, các thư mục trống...
Nhược điểm:
Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều người sử dụng cũng phải thừa nhận sự thiếu sót của Glary Utilities khi không có các chức năng cơ bản như cải thiện khá năng tự tìm kiếm và sửa lỗi, các tùy chọn tối ưu hóa chức năng, không giống như CCleaner trong việc đánh dấu các ứng dụng, phần mềm cụ thể để áp dụng, không hỗ trợ phiên bản Portable...
Trên đây là danh sách một số ứng dụng sắp xếp, dọn dẹp hệ thống dành cho Windows, và mỗi công cụ đều có ưu điểm – nhược điểm riêng biệt. Tùy vào kinh nghiệm sử dụng và nhu cầu mà các bạn hãy tự chọn cho mình công cụ hỗ trợ phù hợp và đắc lực nhất. Chúc các bạn thành công!
T.Anh (theo Addictive Tips)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chào bạn, nếu có bất cứ ý kiến nào hãy để lại nhận xét. Xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu...

Lên đầu trang