Tiểu thuyết Giông tố
dài 30 chương và thêm một đoạn kết: nhưng sự việc xảy ra trong một thời
gian cũng ngắn vậy. Như lời Vũ Trọng Phụng ghi vào lòng truyện, sự việc
mở ra vào tháng 10-1932 và kết thúc vào mùa hè 1933. Những niên hiệu
này nói lại rất nhiều về hoàn cảnh chính trị và xã hội nước ta lúc bấy
giờ...
(...) Tiểu thuyết Giông tố
gồm nhiều thứ người: thôn quê, thành thị và cả những nhân vật từ quê ra
tỉnh. Có người là thôn nữ bị bán làm lẽ thứ mười hai cho nhà giàu, có
người là thư ký, có người là du thủ du thực, có người là gái tân thời,
có người là đốc học, có người làm cách mạng. Nhưng trội lên hết để người
đọc suy nghĩ, để người đọc nhớ lại mà đặt thành vấn đề thì có hai nhân
vật Thị Mịch và Nghị Hách...
Riêng về Giông tố,
truyện dài đã đóng bằng một việc tiêu cực tự hoại thân thể, và cũng mở
đầu bằng một cuộc cưỡng dâm thô bạo có trả tiền. Rồi lại tiếp diễn những
cuộc tiền dâm hậu thú và thông dâm, và vân vân. Nhưng cái chính không
phải ở đây. Cái mà Vũ Trọng Phụng đánh trúng nhất trong Giông tố
tức là đánh vào cái sự trâng tráo tàn bạo của thế lực đồng tiền, của
những thế lực phản bội đã dựa vào đế quốc và định cầm cân nảy mực cho sự
sống và ngự trị lên trên cái giá trị thật của đời sống. Vũ Trọng Phụng
mà còn, còn đánh nhiều thêm bằng nhiều truyện nữa, còn đánh mạnh hơn bao
giờ hết và đánh cho kỳ hết. Không những đánh, mà Vũ Trọng Phụng còn
kiến thiết nữa.
(Bài viết của Nguyễn Tuân, in trong báo Nhân dân, số 966, ngày 27-10-1956).
01. Giông Tố - Track 1