Nguyễn
Công Hoan (1903 – 1977) là nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê
phán Việt Nam. Trong cuộc đời sáng tác của mình, ông để lại một di sản
nghệ thuật với hơn 200 truyện ngắn, gần 30 truyện dài và nhiều tiểu luận
văn học.
Hoạt
động văn học của Nguyễn Công Hoan luôn song hành cùng với sự nghiệp
cách mạng chống Mỹ cứu nước. Chính vì thế trong các sáng tác của ông,
bức tranh xã hội của người nông dân dưới mới tầng áp bức hiện ra chân
thực nhất, rõ nét nhất...
Từ
điển bách khoa Việt Nam cũng đánh giá: "Có thể nói Nguyễn Công Hoan là
ngọn cờ đầu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam... Nguyễn Công Hoan
đến với chủ nghĩa hiện thực bằng văn học trào phúng. Từ những truyện đầu
tiên, ông đã tìm đề tài trong những người nghèo khổ, cùng khốn của xã
hội. Đa số nhân vật phản diện của ông đều thuộc tầng lớp thượng lưu giàu
có và quan lại, cường hào. Toàn những cảnh xấu xa, bỉ ổi, những chuyện
bất công, ngang ngược, những con người ghê tởm, đáng khinh bỉ. Nguyễn
Công Hoan tạo ra những tình huống bất ngờ, rồi phá lên cười và làm cho
người khác cười theo, nhưng ngẫm lại thật thương tâm đau xót." Ngoài
sáng tác, những bài tiểu luận, phê bình văn học của ông cũng được đánh
giá cao vì có cái nhìn, cách tiếp cận sắc sảo về các tác giả văn học
Việt Nam.
Cuốn
sách tập hợp một số truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Công Hoan nhằm
giúp độc giả hiểu sâu hơn về ngòi bút hiện thực phê phán Nguyễn Công
Hoan.
01. Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan - Track 1