Ra mắt sách 'Kỷ yếu Hoàng Sa'

Hôm 9/1, tại Bảo tàng Đà Nẵng, Sở Nội vụ Đà Nẵng và UBND huyện đảo Hoàng Sa đã tổ chức ra mắt cuốn sách "Kỷ yếu Hoàng Sa".
Bản đồ thời Nhà Hán Trung Quốc khẳng định, lãnh thổ của Trung quốc không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cuốn sách đã được Hội đồng thẩm định của Bộ Thông tin - Truyền Thông tiến hành rà soát, thẩm định và thống nhất nội dung.
“Kỷ yếu Hoàng Sa” dày hơn 200 trang với các phần chính: Hoàng Sa là của Việt Nam; Công tác quản lý nhà nước đối với huyện Hoàng Sa; Hoàng Sa và những nhân chứng lịch sử; Cảm nghĩ của người Đà Nẵng về Hoàng Sa.
Điểm nổi bật của cuốn kỷ yếu, phần giới thiệu của 24 nhân chứng từng đến sống, làm việc tại quần đảo này trong những năm 1950-1970 cùng cảm nhận của họ về vùng đảo và những ngày tháng sống ở đây.
Tất cả các hồi ký trên đều khẳng định sự hiện diện của người Việt Nam và sự chiếm hữu lâu đời, liên tục của nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đối với quần đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm giữ bất hợp pháp.

Ông Đặng Công Ngữ, Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa, cho biết, việc xây dựng và xuất bản cuốn “Kỷ yếu Hoàng Sa” nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của nhân dân.
Đây là một kênh trong công tác tuyên truyền, nâng cao hiểu biết về biển đảo, về Hoàng Sa và góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ toàn vẹn của Tổ quốc.
Mặt khác cuốn sách còn nhằm bảo đảm tính khoa học, chuẩn xác và tính pháp lý để tạo lập niềm tin cho người đọc và đấu tranh chống các luận điểm xuyên tạc của một số sách, báo nước ngoài.

Dưới đây là một số hình ảnh trong cuốn kỷ yếu: 
Đội quân bảo vệ quần đảo Hoàng Sa thời Pháp xâm lược Việt Nam.
Nhà trên quần đảo Hoàng Sa.
Bản đồ Đỗ Bá vẽ vào giữa thế kỷ XVII, phần chú giải có nói tới bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) trong tập “Thiên nam tứ chí lộ đồ thư”.
Bản đồ Châu Á do người Bồ Đào Nha vẽ vào thế kỷ XVI, khẳng định quần đảo Hoàng A thuộc lãnh thổ của Việt Nam.
Giếng nước ngọt trên quần đảo Hoàng Sa.
Bản đồ của Cty Đông Ấn Hà Lan vè năm 1660.
Bia chủ quyền Hoàng Sa do người Pháp dựng năm 1938.

Hội đồng thẩm định do Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, chủ trì và Nhà xuất bản Thông tin & Truyền thông, đại diện lãnh đạo UBND huyện đảo Hoàng Sa… là thành viên. NXB Thông tin - Truyền thông là đơn vị cấp giấy phép xuất bản và phát hành kỷ yếu.
Lên đầu trang