Jean
de la Fontaine, nhà ngụ ngôn và nhà thơ cổ điển Pháp sinh ngày 8 tháng
7, 1621 tại Château-Thierry và mất ở Paris 13 tháng 4 năm 1695. Sinh ra
trong một gia đình tiểu quý tộc (petite noblesse) và là con một người
Quản Lý rừng (Charles de la Fontaine), từ bé La Fontaine đã được sống
giữa núi rừng hùng vĩ, đã sớm được hưởng những cảnh đẹp hoang dã trong
lành. Sau một thời niên thiếu êm đềm và đầy đủ, La Fontaine lại nối
nghiệp cha làm Quản Lý rừng, một công việc nhàn hạ khiến ông có nhiều
thời giờ để la cà các khách thính văn chương và đọc các tác giả Hiện Đại
lẫn Cổ Điển, và ông đã coi các tác giả Cổ Điển là những khuôn mẫu để
ông viết những bài thơ ngụ ngôn bất hủ của ông.
La
Fontaine được coi là một tác giả viết nhiều thể văn khác nhau, kể cả
văn chương tôn giáo, nhưng người đời sau chỉ biết đến ông qua những thơ
ngụ ngôn và những truyện ngắn.
La Fontaine là một trong những nhà
văn và thi nhân độc đáo của thế kỷ XVII. Ông đã kế thừa truyền thống
sáng tác của các nhà thơ ngụ ngôn trước ông như Edốv (Hy Lạp), Brabiux
(Syria), Phedro (La Mã) và sáng tạo nhiều hình tượng mới có tính chất
thời đại.Qua hình ảnh loài vật, ông đã biến thơ ngụ ngôn của ông thành một thứ “hài kịch có cả trăm màn khác nhau” qua đó ông mô tả tất cả mọi tình cảm, mọi đam mê, mọi hoàn cảnh và mọi ngành nghề của con người.
Xã hội loài vật trong ngụ ngôn tượng trưng cho xã hội Pháp thời đại La Fontaine sống, với các cung bậc, tầng lớp, những mâu thuẫn bộc lộ bản chất của xã hội đó: từ những người thấp cổ bé họng đến những vị quyền cao chức trọng.
Thường
lệ, truyện ngụ ngôn dành cho các em thiếu nhi. Nhưng, với các tác phẩm
của La Fontaine, người lớn tuổi càng đọc càng thấy thấm thía, xuyên qua
những kinh nghiệm sống của mỗi người đọc.
01. Ve và Kiến