$pageIn
+ Chặng đường đã đi qua: Hà nội (Việt Nam) - Viêng chăn (Lào) - Nakhon Phanôm (Thái lan) - Mục
đa hản (Thái lan) - Sà vẳn na khệt (Lào) - Hà nội (Việt Nam)
Tôi & bà xã trên chiếc xe tuk tuk (Ảnh chụp tại Mục đa hản - Thái lan)
Tại Bến xe Nước ngầm (Hà nội) có rất nhiều hãng xe chạy sang Viêng chăn.
Tôi mua 2 vé giường nằm của HTX vận tải 27/7 với giá vé 500 nghin
đồng/chiếc. Các bạn chú ý: Vào những dịp lễ Bun pi mày (Tết té nước của
Lào) hoặc Tết Nguyên đán của Việt Nam số lượng người mua vé rất đông,
các bạn có thể đặt vé trước vài ngày. Khi mua ve nhớ mang hộ chiếu để
nhân viên bán vé ghi vào vé cho đúng thủ tục...
Vé Hà nội đi Viêng chăn của HTX 27/7
Xe xuất bến lúc 19h chạy khoảng 23h thì đén Thanh hóa, nhà xe dừng lại
cho mọi người ăn đêm. Trên xe có toa - lét nhưng rất ít người sử dụng
nên khi xuống xe rất nhiều người đi giải quyết. Các quán ăn đêm thường
bán phở, cháo & cơm..., quán ăn này thức ăn không ngon lắm mà giá cả
hơi đắt.
Xe dừng lại để khách ăn đêm
Ô tô giường nằm chạy suốt đêm, thỉnh thoảng dừng lại khoảng 10 phút cho
khách đi vệ sinh hoặc hút thuốc. Đến khoảng 6h sáng hôm sau thì đến cửa
khẩu Cầu treo (Hà tĩnh), 7h cửa khẩu mới làm việc nên mọi người tranh
thủ làm vệ sinh, ăn sáng & đổi tiền.
Chưa đến giờ làm việc nên các xe phải chờ trứoc barie của cửa khẩu
Cửa khẩu Cầu treo sáng 6/4/2012
Có thể vào cửa hàng ăn uống của cửa khẩu để ăn sáng
Quầy đổi tiền tại cửa khẩu
Thời tiết ở cửa khẩu sáng sớm rất lạnh nên bà xã tôi phải mượn chăn của nhà xe khóac lên mình cho đỡ lạnh.
Đổi tiền ở quầy đổi tiền Cửa khẩu Cầu treo: 2.635.000 VND = 1.000.000 LAK. 680.000 VND = 1.000 THB (thời điểm lúc bấy giờ)
Nhà xe thu mỗi hành khách hộ chiếu & 50 nghìn tiền Việt đẻ làm hộ thủ tục xuất nhập cảnh Việt Nam & Lào
Khu vực làm thủ tục xuất cảnh. Rất nhiều học sinh Lào đang làm thủ tục
Sau khi đóng dấu xuât cảnh xong, bộ đội biên phòng cửa khẩu Cầu treo cầm
hàng tập hộ chiếu đọc tên từng người, người nào có tên thì bước lên để
nhận hộ chiếu rồi lên xe sang cửa khẩu Lào. Có 1 anh bộ đội biên phòng
biết chữ Lào nên đọc được cả tên những người mang hộ chiếu Lào. Từ cửa
khẩu Cầu treo (Việt Nam) sang cửa khẩu Nam phao (Lào) khoảng vài trăm
mét nhưng mọi người vẫn lên xe để đi cho nhanh. Nhà xe lại thu hộ chiếu
để làm hộ thủ tục nhập cảnh Lào
Cửa khẩu Nam Phao (tỉnh Bô li khăm xay. Lào) trong 1 buổi sáng sương mù ngày 6/4/2012
Trong thời gian chờ cửa khẩu Lào đóng dấu, tôi đi vào cửa hàng ăn uống
mua 2 gói xôi + giò lụa rất ngon & nóng sốt.... Sau khi mất khỏang
30 phút làm thủ tục nhập cảnh vào Lào, xe ô tô lại tiếp tục lăn bánh
trên đường 8 đến khi gặp đường 13 thì rẽ phải tiến về Viêng chăn. Ngã 3
nầy còn gọi là ngã 3 Bản Lầu hoặc ngã 3 Viêng khăm, rẽ phải đi Pắc xan (
thủ phủ tỉnh Bô ly khăm xay) rồi đi Viêng chăn, rẽ trái đi Thà khẹc
(thủ phủ tỉnh Khăm muộn) rồi đi Sà vẳn na khệt.
Đến khoảng 12h trưa xe dừng lại tại quán cơm Hồng Thắm để mọi người ăn
cơm. Vợ chồng tôi không đói lắm nên chỉ gọi bia Lào, 1 đĩa trứng tráng, 1
ít thịt luộc để ăn nhẹ nhàng... Quán ăn thanh toán bằng cả tiền Lào lẫn
tiền Việt
Quán ăn Hồng Thắm trên đường 13 đi Viêng chăn. (giá cả thức ăn cũng hơi đắt)
+ Thủ đô Viêng chăn (Lào)
Buổi chiều xe đến bến xe Viêng chăn. 2 vợ chông chúng tôi đi tuk tuk vào
trung tâm thủ dô & nghỉ ngơi ở khách sạn Xay xổm bun (Viêng chăn)
Xe khách từ Viên chăn đi Hà vội và các tỉnh ở Việt nam
Khu vực bán vé về Việt Nam
Khách sạn 3 sao Xay xổm bun (đối diện là khách sạn Chà lơn xay): 170.000
kip/phòng đơn có ăn sáng tự chọn (khoảng 15 món, hoa quả, cafe, nứoc
cam...). Có thể thanh toán bằng tiền Lào, Việt nam, đô-la... Nhân viên
lễ tân từ Việt Nam sang làm công nên giao tiếp tiếng Việt tương đối
thoải mái...Khách san này là của 1 gia đình chồng Lào vợ Việt, hiện 2 vợ chồng đã có tuổi nên giao cho các con quản lý...
Giấy khen của Đại sứ quán Việt Nam tại Lào tặng bà chủ khách sạn
Sáng hôm sau, sau khi ăn sáng ở khách san xong chúng tôi bắt đầu tham quan thủ đô của nước bạn Lào.
Ngoài cổng khách sạn có rất nhiều người Việt bán hàng lưu niệm cho khách
du lịch. Họ có thể lấy cả tiền Việt Nam & mua bán mặc cả được. Đa
số là những người ở Nghệ An, Hà tĩnh, Quảng bình... sang buôn bán lặt
vặt, hết hạn 30 ngày hộ chiếu thì xuất cảnh khỏi Lao rồi nhập cảnh lại,
tiếp tục cư trú được 30 ngày nữa...
- Chuyện hơi buồn ở Viêng chăn: Gặp 1 người thanh niên Việt Nam đứng chờ
ai ở bên đường, tôi hỏi đường ra Pa tu xay, người thanh niên khi biết 2
vợ chồng chúng tôi vừa từ Việt Nam sang đã chỉ đường đi lung tung. Tôi
hơi ngờ ngợ vì từ khách sạn tôi đang ở đi đại lộ Lạn Xạng (có Pa tu xay)
rất gần. Sau khi người thanh niên đi khỏi, tôi gạp 1 cô gái Lào bế con
nhỏ đi qua, nên đã hỏi lại, đúng như vậy - đại lộ Lan Xạng chỉ cách chỗ
tôi đứng vài chục mét... Hơi buồn vì 1 cá nhân người Việt nam ở Viêng
chăn!...
Khách sạn Mina
Ngân hàng Lào - Việt
$pageOut
$pageIn
Một ngôi chùa Lào
Tà lạt xậu (Chợ Sáng) mới đã được khánh thành và đi vào hoạt động song
song với chợ cũ. Chợ này được mang tên Talat Sao Mail. Xem ảnh: Bên trái
là chợ cũ, bên phải là chợ mới
Tà lạt xáu (Chợ Sáng) mới
+ Những hình ảnh về Pa tu xay:
Khu vực ăn uống trong công viên Pa tu xay
Hai nhà sư trên đại lộ Lan Xạng
Triễn lãm hàng Điện tử - Viễn thông trên phố
Khi chúng tôi đang dạo chơi ở công viên Pa tu xay thì có 1 anh lái xe
tuk tuk đến mời đi chơi. Anh ta đưa cho tôi 1 tờ giấy ép plastic có chữ
Lào & chữ Anh ghi các địa danh tham quan cùng hình ảnh & giá
tiền... Anh ta còn chỉ vào cuối tờ giấy có đóng dấu Lào, chắc là muốn
giải thích đây là giá quy định của thành phố Viêng chăn... Thấy tôi nói
được vài câu tiếng Lào, anh ta khen tôi nói được ít nhưng rõ ràng, không
khó hiểu như những người khác. Anh ta nói chúng tôi đi 2 người nên cảm
thấy đắt, nếu đi 6 hoặc 8 người thì sẽ thấy rẻ. Măc cả 1 hồi chúng tôi
cũng đông ý đi 3 địa điểm: Vắt Si Mương, Thát Luống & Công viên
tương Phật với giá tiền kíp Lào tính ra khoảng hơn 500 nghìn tiền
Việt...
- Nhũng hình ảnh tại Vắt Si Mương:
Hôm nay Vắt Si Mương có rất đông khách viếng thăm vì sắp đến Tết của Lào
& Thái. Có 1 nơi buộc chỉ cổ tay ở phía ngoài cổng chùa, nhưng hôm
nay vị sư này nghỉ nên mọi người phải vào trong nhà chùa để xin lễ.
Chúng tôi phải chờ đợi hơi lâu vì có 1 đoàn khoảng 20 người ở Noọng Khai
(Thái) sang đang làm lễ...
Chú ý khi làm lễ buôc chỉ cổ tay:
- Ăn mặc kín đáo, bỏ giày dép bên ngoài, không nói chuyện cười đùa ồn
ào, ngồi quỳ 2 tay chắp trước ngực, xếp hàng chờ đến lượt mình
- Chuẩn bị sẵn 2 hoặc 5 nghìn kíp (nhiều hơn càng tốt) cho vào đĩa đựng
tiền cạnh chỗ nhà sư ngồi. Đầu cúi xuống, một tay vẫn chắp trước ngực,
tay kia để xuống để nhà sư làm lễ. Nếu bạn đeo đồng hồ tay trái thì tay
kia để buộc chỉ hoặc ngược lại...
- Sau khi làm lễ xong phải chắp 2 tay lễ tạ, vẫn tư thế quỳ từ từ lùi ra vài bước chân mới được đứng dậy đi ra cổng lấy giày dép
Phải lễ tạ sau khi đã làm lễ buộc chỉ cổ tay xong
Nhà sư trẻ này biết nối ít tiếng Việt, ông ta hỏi tôi người Việt gọi là
gì, tôi trả lời: Người Lào gọi "phuộc khèn", người Việt gọi "buộc chỉ cổ
tay"
Rời Vắt Si Mương, anh lái xe lại chở chúng tôi đến Vườn tương Phật (
cách trung tâm thủ đô Viêng chăn 25 hoặc 27 cây số). Đường đi lúc đầu
còn tốt sau đó có 1 đoạn đường xấu, nhiều ổ gà & bụi..., đi vào lúc
trời mưa thì chắc chắn sẽ rất khó khăn. Đoạn đường này cũng đi qua 1 con
đường rẽ vào cửa khẩu Viêng chăn - Noọng khai & Cầu Hữu nghị 1.
Vé tham quan Cầu Hữu nghị 1 là 2 nghìn kip
Cầu Hữu nghị 1 nối liền Viêng chăn (Lào) với Noọng khai Thái lan)
Tấm biển gắn trên Cầu Hữu nghị 1
- Công viên Tượng Phật:
Vé vào cổng 5 nghìn kip. (Đã bỏ chế độ thu thêm tiền người mang theo máy ảnh, máy quay phim)
Cổng vào công viên đã được sửa sang lại, đẹp hơn trước đây...
Vị trí chụp ảnh được nhiều khách tham quan ưa thích
Quầy hàng bán đồ ăn & hàng lưu niệm
- Thát Luống:
Hôm nay Thát Luông cũng rất đông người đang làm lễ ở bên trong, chúng tôi chỉ đứng bên ngoài chụp vài kiểu ảnh
Hôm nay chúng tôi ăn sáng sớm hơn thường lệ ở khách sạn để đi ra bến xe
sau chợ Sáng mua vé ô tô sang Thái lan. Các bến xe ở Lào & Thái lan
chỉ bán vé trước giờ xe chạy vài tiếng đồng hồ. Kế hoạch của chúng tôi
là mua vé đi U đon Thani rồi mua vé đi tiếp Nakhon Phanôm, chuyến 8h đã
hết vé nên đành mua chuyến 10h30 vậy. Mua vé rồi mới chợt nhớ ra: Mua vé
đi Noọng Khai chuyến 9h30 cũng được, từ Noọng Khai cũng có xe đi Nakhon
Phanôm...
Biển báo bến xe trong nội thành Viên chăn
Tuyến xe đi Vát Xiêng khuôn (Công viên Tượng Phật) mang số hiêu 14
Giờ xe chạy & giá vé ô tô từ Viên chăn (Lào) đi:Khôn kèn, U đon Thani, Noọng khai (Thái lan)
$pageOut
$pageIn
Vé ô tô đi U đon Thani chuyến 10h30 giá 2.200 kip
Ô tô đi U đon Thani
Bản đồ tại bến xe Viêng chăn
Các cửa hàng bán bánh mỳ & đồ ăn trong bến xe
Cửa khẩu Viêng chăn rất đông người đang làm thủ tục xuất nhập cảnh
Khi đến U đôn Thani khoảng 1h chiều, định tìm quán ăn ở bến xe nhưng có
chuyến xe đi Nakhon Phanôm sắp chạy nên chúng tôi mua vé đi luôn. Xe
vắng khách chạy rất nhanh, đón thêm vài người khách ở bến xe tỉnh Sakon
Nakhon. Trong thời gian chờ xe chạy, nhiều người dân Thái lên xe bán quà
bánh, chúng tôi mua 1 bọc xôi thịt gà nướng & 1 xâu trứng gà nướng
để ăn trưa... Trên đường đi có rất nhiều biển báo chỉ dẫn giao thông
Bên Thái chiều đi đúng luật giao thông là đi bên trái nên các biển báo cũng dựng ở bên trái
Biển chỉ dẫn đường đi lên Cầu Hữu nghị 3
Cầu Hữu nghị 3 rất đẹp & hiện đại hơn cầu Hữu nghị 1 và 2 đã xây
trước đây. Cầu Hữu nghị 3 khánh thành vào thời gian "tuyệt đẹp": 11 giờ
11 phút ngày 11/11/2011, với vốn xây dựng 60 triệu đô-la Mỹ do các nhà
thiết kế Thái lan & Italia hợp tác, kinh phí xây dựng do chính phủ
Thái Lan viện trợ.
- Xem thêm thông tin về cầu Hữu nghị 3:: http://phanthang1.blogspot.com/2012/04/khanh-thanh-cau-huu-nghi-3-noi-lao-voi.html
Đường đi siêu thị Tosco Lotus
Lối đi vào bến xe khách
Từ đây, ban có thể biết:
- Vào trung tâm thành phố Nakhon Phanôm còn 4 km
- Cầu Hữu nghị 3 còn cách đây 11 km
- Qua sông Mekong sang Thà khẹc (tỉnh lỵ của tỉnh Khăm muộn, Lào) còn 19Km
- Sang Việt Nam, đất nước yêu quí của chúng ta chỉ cách đây 145 km (quá gần phải không các bạn)
- Sang Trung quốc 831 km...
Mời các bạn thưởng thức 1 bài hát Thái ca ngợi tỉnh Nakhon Phanôm (Nguồn: YouTube)