$pageIn
Sau chuyến đi
"Thakhek (Lào) - Nakhon Phanom - Mukdahan - Bangkok (Thái lan)"
về hồi tháng 3/2013, tôi kể chuyện lại với gia đình, bà xã tôi thích quá lại muốn sang Thái chơi. Cuối tháng 4/2013, chúng tôi bắt đầu lên đường khám phá Thái Lan: "Đất nước của những nụ cười thân thiện!...", "Đất nước của những trải nghiệm shopping thú vị!...", "Đất nước của những trò chơi, thư giãn mới lạ và đặc sắc!..."... Bà xã tôi thích mua đồ & ăn quà vặt... nên khi sang Thái tiêu sạch hết cả tiền, về đến
Việt Nam chỉ còn lại vài chục bat Thái!...
+ Điều Ấn tượng nhất của chuyến đi: Người dân Thái Lan làm du lịch cực kỳ chuyên nghiệp & cực kỳ hiệu quả!... Tôi có cảm tưởng về người Thái: Nhà nhà làm du lịch, người người làm du lịch!... Trong các khu vực tham quan có bản các sản phẩm với lời giới thiệu của người bán bằng tiếng Việt rất sõi, Không có tiền Thái để mua có thể dùng tiền đô la Mỹ, tiền Trung quốc, tiền Việt Nam đều mua được. Thậm chí có nơi còn có quầy đổi tiền Trung quốc, tiền Việt nam sang tiền Thái với tỷ giá chấp nhận được. Tôi đổi tiền Việt sang tiền Thái ở 1 cửa hàng vàng ở Hà
nội tháng 3/2013 tỷ giá: 7,33, còn tháng 4/2013 tỷ giá 7,6 (hơi đắt vì cô chủ hàng vàng nói ngày lễ 30/4 này nhiều người sang Thái nên hơi khan hiếm tiền), ở đất Thái lúc này họ cũng đổi với tỷ giá như vậy... Những người bán hàng rong, bán quà vặt ngoài đường cũng biết nói tiếng Việt bập bõm từ 1 đến 10, ví dụ nói 10 bat, 20 bat... hoặc 100 bat, 200 bat để ra giá bán hàng với khách Việt Nam. Đặc biệt không thấy người ăn xin ăn mày xuất hiện ở cửa chùa chiền, hoặc những người bán hàng chèo kéo khách du lịch...
+ Ngày 1 (28/4/2013): Hà nội - Bangkok
Các bạn đi chơi Thái Lan, có điều kiện nên đi vào các ngày thường, không nên đi vào các ngày Lễ Tết vì các ngày này khách ở sân bay Nội bài (Hà nội) cũng như ở bên Bangkok (Thái Lan) rất đông... Số lượng khách Việt Nam đi du lịch Thái Lan đứng thứ 3, chỉ xếp sau Trung quốc &
Hongkong...(theo đánh giá của ngành du lịch Thái Lan năm 2012...)
 |
Vé máy bay ngày 28/4/2013, chuyến 11h30 ký hiệu VN6611, đi cửa 3A của
Vietnam Airlines từ sân bay Nội bài (Hà nội) đi sân bay Suvarnabhumi
(Bangkok) |
 |
Dấu xuất cảnh & nhập cảnh (màu tím) của sân bay Nội Bài (Hà nội,
Việt Nam). Còn các địa danh: Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo... là những dấu
xuất nhập cảnh mà tôi sang Lào, Thái Lan bằng đường bộ của những lần
trước đây... |
 |
Dấu nhập cảnh & xuất cảnh của sân bay Suvarnabhumi (Bangkok, Thái Lan) |
 |
Sân bay Nội bài trong những ngày lễ 30/4 & 1/5/2013 rất đông khách làm thủ tục đi ra nước ngoài... |
 |
Khu vực bán hàng lưu niệm, cửa hàng cafe, giải khát trong sân bay |
 |
Cửa ra đi máy bay quốc tế |
Sau khi xếp hàng đóng dấu xuất cảnh khỏi Việt Nam vào hộ chiếu xong, mọi người phải đi qua khu vực kiểm tra an ninh trước khi vào phòng chờ để lên máy bay... Mọi người phải đặt hành lý xách tay & tất cả các vật bằng kim loại lên băng chuyền chạy qua máy kiểm tra hành lý...
 |
Khu vực kiểm tra An ninh hàng không: Hành lý xách tay sau khi chạy qua băng chuyền sẽ hiển thị lên màn hình |
+ Những hình ảnh tại phòng chờ lên máy bay quốc tế của sân bay Nội bài:
 |
4 vị khách người Trung quốc với quà lưu niệm là những chiếc nón lá
truyền thống của Việt Nam đang chờ lên máy bay, bay về nước của họ |
 |
Cửa hàng bán đồ lưu niệm & quà bánh |
 |
Xếp hàng qua cửa soát vé để lên máy bay. Cô nhân viên Vietnam
Airlines (mặc áo dài xanh) nhắc mọi người cất hộ chiếu đi, chỉ cầm vé
máy bay trên tay để tiện cho việc kiểm soát vé |
 |
Đường hầm đi từ phòng chờ vào máy bay (nhìn từ cửa sổ máy bay) còn mát lạnh hơn khi còn ở bên trong sân bay |
 |
Bữa ăn nhẹ ngon miệng trên máy bay của Vietnam Airlines |
Trên máy bay, tiếp viên Vietnam Airlines sẽ đưa cho bạn form nhập cảnh Thái, bạn chú ý điền vào các mục cho chính xác. Chú ý: Họ, Tên đệm &Tên phải viết chữ in hoa không dấu. Nhớ đánh dấu nhân vào mục
giới tính, tùy theo bạn thuộc giới tính nào, chú ý phải
ký tên. Tôi thấy rất nhiều vị khách Tây biết rất rõ tiếng Anh mà vẫn bị ghi
thiếu, khi gần đến nơi xếp hàng đóng dấu có nhân viên người Thái kiểm tra mới phát hiện ra, lại phải mất thời gian ghi thêm...
 |
Sân bay Suvarnabhumi: Trên đường đi ra cửa nhập cảnh Thái đã thấy
xuất hiện biển hiệu quảng cáo Siêu thị hàng hiệu Central World của
Bangkok |
 |
Những hình ảnh vui khi đứng trước màn hình lớn |
 |
Những màn hình nhỏ này sẽ luân phiên hiển thị theo chu kỳ những hình ảnh của màn hình lớn |
 |
Lấy hành lý trên băng chuyền sân bay Suvarnabhumi |
 |
Bà xã tôi chụp ảnh cùng cô gái Thái |
 |
Muốn tránh tắc đường & đi nhanh, ô tô phải mua vé đi đường cao
tốc trên cao. Các đường cao tốc này đều do tư nhân bỏ vốn xây dựng &
điều hành, sau 1 thời gian nào đó sẽ trao lại cho chính phủ Thái quản
lý |
 |
Đường vào Cung điện Mùa hè - Biệt thự Vimannek |
$pageOut
$pageIn
Cung điện Vimanmek nguyên là một cung điện hoàng gia của Thái Lan. Nó nằm trong khu Hoàng cung Dusit. Đây là cung điện được làm bằng gỗ tếch màu vàng lớn nhất thế giới. Quốc vương Chulalongkorn (Rama V) xây dựng cung điện này vào năm 1901, xem như ngôi nhà ở miền quê mát mẻ dùng vào những việc nghỉ ngơi, thuộc vùng ngoại ô của Bangkok. Đức vua đã ở nơi này 5 năm, tức là cho đến năm 1906. Từ năm 1932 cung này bị biến thành nhà kho. Từ năm 1982, cung Vimannek được trùng tu và trở thành một viện bảo tàng về vua Chulalongkorn. Cung Vimamek nằm ở quận Dusit, phía sau Trụ sở Quốc Hội Thái Lan, gần Công viên Dusit
Sơ đồ Cung điện Vimanmek & các vùng phụ cận:
Du khách ăn mặc trang phục không phù hợp phải mặc lại xà-rông được mua ngay tại cửa ra vào, giá mỗi cái là 50 bạt, 100 bạt (loại đẹp hơn giá 200 bat). Cấm quay phim chụp ảnh. Giày dép được xếp trong ngăn tủ, đi chân đất vào cung điện. Điện thoại, máy ảnh, máy quay phim & các vật kim loại khác phải gửi ở ngân chứa đồ, ngăn nhỏ 20 bat, ngăn lớn 50
bat... Các nhân viên phục vụ ở đây đều là nữ, mặc đồng phục đeo găng tay cao su mỏng có thể kiểm tra sờ nắm bạn ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, không phân biệt bạn là nam hay nữ...
 |
Trang phục phù hợp... |
 |
...Và trang phục không phù hợp |
 |
Giá thành 1 số loại áo & xà-rông mà khách có thể mua... |
Các nhân viên phục vụ ở đây đều là nữ tuổi trung niên, mặc đông phục ka-ki màu xám nhạt, áo dài tay, váy dài quá đầu gối
 |
Khu vực kiểm tra người mặc quần soóc, váy ngắn, mặc áo hở hang &
cũng là nơi bán xà-rông cho du khách. Có nhiều quạt cây thông gió sẽ
được mang ra sử dụng khi có nhiều khách tham quan |
Cung điện Vimanmek đem lại cho du khách nét nhìn thoáng qua để biết gia đình hoàng tộc Thái đã sinh sống như thế nào. Phòng ngủ của hoàng đế có giường ngủ theo kiểu châu Âu, có pano va phòng tắm và nhà vệ sinh dội nước tự động (các sự kiện này xem như hiện diện đầu tiên tại Thái Lan).
Kiến trúc cung điện Vimamek thấm đậm kiểu Thái, có pha trộn kiểu Tây phương, bằng chứng là những bức chân dung của nữ hoàng Victoria và Trung Quốc được in lồng vào nhau qua nhiều kiểu khác nhau
- Vé xem cung điện: 100 bạt/người, thời gian mở cửa: 10h - 17h, phòng bán vé đóng cửa trước 16h
 |
Mặt trước của cung điện |
 |
Phía sau có rất nhiều người đang xếp hàng để vào thăm cung điện |
Cung điện Vimanmek: (Nguồn YouTube):