Sing, Mã - "Cưỡi ngựa xem hoa" vẫn thấy hoa rất đẹp!... (Phần 4)

$pageIn Đứng trên đỉnh đầu Sư tử biển có thể ngắm nhìn toàn bộ đảo Sentosa:
- Vài nét về Bảo tàng sáp Singapore. (nguồn: tigerairways)
Đến đảo quốc Singapore chắc chắn du khách không thể bỏ qua một địa chỉ tham quan hấp dẫn nằm trên đảo Sentosa, đó là bảo tàng sáp Images of Singapore. Những bức tượng có kích thước bằng người thật, với những tư thế và động tác như đời sống sinh hoạt hàng ngày, thật sinh động.
Trước khi tham quan bảo tàng, khách được mời vào căn phòng chiếu phim. Căn phòng nhỏ, ấm áp, bên trên màn hình là chân dung của 4 người đàn ông đại diện cho 4 sắc tộc đang sinh sống tại Singapore gồm: người Trung Hoa, người Mali (Mã Lai), người hồi giáo và người Anh. Khách đang háo hức chờ xem phim, đột nhiên 4 bức chân dung trước mặt cử động. Bằng kỹ xảo phối hợp giữa âm thanh, hình ảnh và ánh sáng, 4 nhân vật lần lượt kể lại câu chuyện về lịch sử hình thành đất nước Singapore và ngành hàng hải thịnh vượng của đất nước này. Minh họa cho câu chuyện của các nhân vật là một bộ phim hoạt hình ngắn tái hiện câu chuyện truyền thuyết về chàng hoàng tử Sang Nila Utama – người đã có công phát hiện và khai phá đảo quốc Singapore. Chuyện kể rằng, chàng hoàng tử Sang Nila Utama trên đường đi qua một vùng biển lạ gặp một cơn cuồng phong. Đúng lúc sóng to gió lớn, tàu sắp chìm, hoàng tử không biết xử trí thế nào bèn quăng chiếc vương miện xuống biển, bất ngờ có một sinh vật lạ đầu sư tử mình cá hiện lên và lập tức trời yên biển lặng. Chàng hoàng tử quyết định ở lại hòn đảo này và đặt tên cho hòn đảo là Singapura (thành phố sư tử). Singapura được ghép từ 2 chữ có nguồn gốc từ chữ Phạn là singa (sư tử) và pura (thành phố).
Phòng chiếu phim với 4 nhân vật đang kể chuyện về Truyền thuyết hình thành quốc đảo sư tử Singapore
Bước vào khu vực trưng bày, tuyệt nhiên không thấy những hiện vật vô hồn nằm im ỉm trong tủ kính như ở các bảo tàng thông thường. Cũng không hề thấy bóng dáng của các hướng dẫn viên tay cầm micro, miệng đọc làu làu những câu thuyết minh đã được soạn sẵn. Chỉ có cỏ cây và những âm thanh tự nhiên của núi rừng. Văng vẳng tiếng chim kêu, cọp gầm, vượn hú… cảm giác rờn rợn như đang lạc vào một khu rừng hoang vắng. Cảm giác đó nhanh chóng qua đi khi bước vào từng gian trưng bày. Sức hấp dẫn của công nghệ tạo hình sáp ở bảo tàng này được thể hiện qua những bức tượng với màu sắc, kích cỡ và trang phục như người thật, khiến người xem có lúc ngỡ mình đang bước vào thế giới của người xưa. Không có tượng của những chính khách, những nhà khoa học, nhà văn, tài tử, ngôi sao… như ở các bảo tàng sáp của Anh, Pháp. Toàn bộ các gian trưng bày chỉ tái hiện lại nét sinh hoạt văn hóa đời thường của người dân xứ đảo qua các hoạt động cộng đồng, các phong tục tập quán, lễ nghi… Một lễ cưới với cô dâu, chú rể đang cúi lạy song thân phụ mẫu; Đêm Trung thu ngập tràn hạnh phúc, bữa cơm giản dị, đầm ấm của một gia đình người Hoa; Cảnh đi săn thú, kéo thuyền, đánh cá rất đời thường của những người đàn ông trên đảo; Cảnh buôn bán hay chơi cờ, xem bói, các tập tục, lễ nghi đầy chất nhân văn của người Ấn Độ, người Mali… Khách vừa chiêm ngưỡng các bức tượng, vừa có thể tham gia vào hoạt động của thế giới người xưa và thoải mái chụp ảnh, ghi hình. Về nhà in ảnh ra xem thật khó để phân biệt được đâu là người thật, đâu là người giả.
Mỗi ngày bảo tàng sáp Singapore thu hút hàng chục ngàn lượt khách tham quan. Với giá vé 10 đôla Singapore (tương đương khoảng 170.000 gần đồng Việt Nam), mỗi ngày bảo tàng này có thể thu được hàng triệu đô la. Tiền thu vào lớn, dĩ nhiên các khoản dành để trùng tu, tôn tạo và đầu tư mở rộng phát triển cũng không nhỏ. Đó chính là lý do vì sao du khách đến bảo tàng sáp Singapore không có cảm giác nhàm chán, cho dù có trở lại đến lần thứ hai, thứ ba.
Cô gái ngồi trên xe là người "thật" (cô ta nhờ bà xã tôi chụp ảnh hộ), còn anh kéo xe là người "giả" (bằng ..."sáp")
Bảng giới thiệu những người làm dự án Bảo tang sáp này...
Nằm trên đảo Sentosa, Đài quan sát Tiger (Tiger Sky tower) trông tựa như một ổ bánh khổng lồ được di chuyển lên cao theo chiều thẳng đứng, với độ cao tối đa 131 mét tương đương tòa nhà 50 tầng. Đài có sức chứa đến 72 người trong một cabin ấm cúng có gắn máy lạnh và mỗi chuyến tham quan được ấn định kéo dài 7 phút.
Mở cửa: 9g00 - 21g00 (hàng ngày)
Vé vào cổng: Người lớn: 12 SGD – Trẻ em: 8 SGD
Đài quan sát Tiger
Sau khi ăn cơm chiều trên đảo Sentosa, chúng tôi đi xe điện miễn phí sang khu biểu diễn nhạc nước
19h40 mới biểu diễn nhạc nước nên chúng tôi tranh thủ đi dạo trên bãi biển. Phong cảnh tuyệt đẹp!...
Gió biển Sentosa mát mẻ, phong cảnh hữu tình đã khiến 2 du khách được 1 giấc ngủ ngon lành
Nhân viên phục vụ của 1 quán bar bên bờ biển đang chuẩn bị cho việc phục vụ khách tối nay...
Mặt trước & mặt sau vé xem nhạc nước
Đường vào khu vực biểu diễn nhạc nước
Những ngôi nhà được dựng trên bãi biển để phục vụ việc biểu diễn nhạc nước
Hãy trải nghiệm một trong những cách tuyệt vời nhất để kết thúc một ngày ở Sentosa với nhạc nước "Songs of the Sea" - màn trình diễn duy nhất trên thế giới được tổ chức thường xuyên trên biển, do Yves Pepin - một nhà thiết kế và sản xuất các màn biểu diễn đa phương tiện nổi tiếng, trong đó có cả chương trình Olympic Bắc Kinh 2008 - sáng tác.
"Songs of the Sea" (Khúc hát của biển), chương trình biểu diễn các tác phẩm nhạc nước từng đoạt nhiều giải thưởng, sẽ khiến bạn say mê với sự kết hợp ngoạn mục giữa pháo hoa, hiệu ứng vi tính và những ngọn lửa đầy mê hoặc trên nền nhạc du dương.
$pageOut $pageIn + Ngày 3 (13/6/2013) Singapore - Malaysia:
- Singapore: Vườn Thực Vật (Batanic Garden) - Vườn Lan...
- Malaysia: Thành phố cổ Malacca - Đền Cheng Hoon Teng - Quảng trường Hà lan...

Vườn Thực Vật (Batanic Garden) nằm ở Trung tâm thành phố với diện tích hơn 54ha, nơi đây nổi tiếng bởi việc nghiên cứu, thu thập những loài thực vật và những loài hoa cỏ nhiệt đới quý hiếm. Bên trong vườn có rừng nguyên sinh thiên nhiên và vườn hoa muôn màu muôn sắc rực rỡ một vùng. Nguồn thực vật nơi đây vô cùng phong phú và đa dạng, có rất nhiều chủng loại khác nhau.. Bên trong vườn thực vật Singapore còn có thư viện lớn, nơi đây có phòng tiêu bản các loài thực vật nhằm để thu thập và cất giữ tiêu bản các loài cây.
Vé vào cổng & Tờ gấp giới thiệu Vườn Lan quốc gia...
Bắt gặp 1 đoàn các em học sinh Singapore cũng đến đây tham quan, cắm trại:
Xem các thông tin về Vườn Thực vật...
Du khách thích thú chụp ảnh, quay phim...
Sơ đồ chỉ dẫn...
Những loài cây lạ:
Biển báo chỉ dẫn rất chi tiết
Quầy bán vé vào Vườn Lan & trợ giúp thông tin khách hàng
Thời gian mở cửa & giá vé cho từng loại đối tượng...
Khu vực chụp ảnh được nhiều người ưa thích
Bác lao công già vẫn cần mẫn làm việc, quét dọn vệ sinh cho Vườn Lan thêm sạch đẹp...
$pageOut $pageIn Vườn lan Quốc gia có một khu đặc biệt là Vườn lan của những nhân vật quan trọng (VIP Orchid Garden). Nơi đây bảo tồn nhiều loại lan mới lai tạo và mang tên những nhân vật quan trọng đến thăm vườn như cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher và các nguyên thủ quốc gia tham dự Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Singapore năm 2009, trong đó có Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết.
Loài lan mang tên cựu nữ thủ tướng nước Anh: Margaret Thatcher
Loài lan của bà Trần Thị Kim Chi, phu nhân cựu chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Minh Triết, mang tên "Phong Chi"
Tham quan Nhà Lạnh, nơi chăm sóc các loài lan sống ở nhiệt độ thấp...
Trên đường ra biên giới để nhập cảnh vào Malaysia, chúng tôi rẽ vào 1 siêu thị gần biên giới để ăn cơm trưa, mua đồ & đổi tiễn...
Những hình ảnh tại siêu thị gần biên giới Sing - Mã::
Xe cảnh sát Singapore...
...và 2 anh cảnh sát...
Cổng vào siêu thị
Khu vực bán đồ chơi...
Quầy đổi tiền
Cũng có nhiều người đổi tiền ở đây
Nhà hàng chúng tôi đã ăn cơm trưa
$pageOut $pageIn
ở đây có nhiều ghế ngồi chờ đợi...
...và ngắm phong cảnh
Máy bán kẹo tự động tại siêu thị
Tạm biệt những cửa hàng cuối cùng của Singapore, chúng tôi chuẩn bị sang Malaysia qua cửa khẩu Johore
Chiếc cầu này nối liền 2 nước Singapore & Malaysia. Chiếc cầu cũng đưa chúng tôi tạm biệt đất nước Singapore để nhập cảnh vào đất nước Malaysia
Những hình ảnh đầu tiên về đất nước Malaysia:
Sau khi làm thủ tục nhập cảnh Malaysia, chúng tôi lên xe tiến về thành phố cổ Malacca...
Bãi đỗ xe của cửa khẩu...
Hai bên đường có rất nhiều đồn điền trồng cây cọ. đặc biệt là ở bang Johor Bahru. Malaysia đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu đâu cọ. Cũng vì thế mà hình cây cọ được vẽ trên quốc huy của Malaysia cùng với hoa dâm bụt là quốc hoa của nước này
Ý nghĩa quốc huy Malaysia (nguồn: sưu tầm Internet):
Quôc huy mang hình tấm khiên. Hình vẽ và những mảng màu trên tấm khiên tượng trưng cho sự hợp thành của Malaysia và sự phân khu hành chính của nước này. Trong hình chữ nhật màu đỏ phía trên tấm khiên là 5 thanh đoản kiếm xếp thành hàng ngang, chuôi kiếm hướng lên trên, lưỡi kiếm hướng xuống dưới, tượng trưng cho 5 châu lục của nước Malaysia cũ: Rohore, Kedah, Perlis, Kelantan và Trengganu. Hình vẽ thực vật bên trái tấm lá chắn tượng trưng cho đảo dừa, cây phía bên phải tượng trưng cho bang Malacca, hai bang này là vùng dân cư mới khai phá ở eo biển Malacca. Giữa tấm khiên có bốn hình chữ nhật bằng nhau đặt đứng màu đỏ, đen, trắng và vàng. Màu đen trắng là màu của bang Pahang; màu vàng - đỏ là màu của bang Selanggor; màu đen - trắng - vàng là màu của bang Perak; màu đỏ - vàng - đen là màu của bang Semeran, chúng lần lượt tượng trưng cho bốn bang. Phía dưới tấm khiên có vẽ ba hình vẽ, hình vẽ bên trái tượng trưng cho Shaba, hình vẽ bên phải tượng trưng cho Sarawak, ở giữa có vẽ một đóa quốc hoa của Malaysia, hoa dâm bụt, người dân ở đây gọi là "bangalaya", là một loài hoa đỏ thẫm thuộc họ dâm bụt. Phía trên tấm khiên còn có một vành trăng non lưỡi liềm màu vàng và ngôi sao 14 cánh nhọn, hàm nghĩa của nó giống với quốc kỳ. Hai bên tấm khiên là hai con hổ Malaysia đang nâng cầm trên dải trang trí màu vàng phía dưới tấm khiên lần lượt là dòng chữ "Đoàn kết là sức mạnh" bằng tiếng La Tinh và tiếng Malaysia. Quốc huy này được chế định năm 1967. 
Quốc huy Malaysia
Malacca - Thành phố đa văn hóa:
Từng là thương cảng quan trọng vào loại bậc nhất của Malaysia, sớm tiếp nhận văn hóa phương Tây, từng góc phố, con đường của Malacca (hay còn gọi là Melaka) cho du khách cảm giác như đang đi qua một hành trình đầy những biến động của lịch sử, để nghĩ về quá khứ, cảm nhận sự đổi thay của thành phố bên bờ Ấn Độ Dương và sự giao thoa của nhiều nền văn hóa trên thế giới.
Từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha, Hà Lan, rồi Anh trước khi cùng các tiểu bang khác của Malaysia tuyên bố độc lập, Malacca chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa phương Tây, trong cách sống, trong các công trình kiến trúc, nghệ thuật. Cùng với văn hóa của người Malay bản địa, của người Trung Hoa từ đại lục sang, nơi đây còn có văn hóa của người Baba-Nyona (người Trung Hoa nhưng sống theo văn hóa của người Malay), của người Chitty (người Tamil ở miền Nam Ấn Độ sống và theo phong tục, văn hóa của người Malay bản địa). Tám nền văn hóa làm nên bản sắc và diện mạo của một thành phố.
Nếu có dịp ghé thăm đất nước Malaysia, hãy một lần ghé thăm thành phố Malacka, một trong những vương quốc Hồi giáo cổ nhất Malay, để được đắm mình trong dòng chảy văn hóa pha trộn giữa Châu Á và Châu Âu và biết thêm về một thành phố lịch sử đã được UNESCO công nhận là di tích lịch sử từ ngày 7 tháng 7 năm 2008
Vị trí của thành phố Malacca trên bản đồ Malaysia. Quãng đường từ thành phố Johor Bahru đến thành phố Malacca khoảng 300 KM
- Vài nét về đền Cheng Hoon Teng:
Ngôi đền được xây dựng từ năm 1646 mang phong cách kiến trúc Phúc Kiến, thờ Phật Quan Âm, Thiên Hạo (thần bảo vệ người đi biển) và Quan Công. Ngôi đền được xây dựng để cầu an cho người đi biển nơi đây, nên những người tới đây không chỉ là người theo đạo Phật, mà còn là đạo Hồi, và đạo Thiên chúa… Dù đã trải qua hơn 300 năm, nhưng ngôi đền còn giữ được nguyên vẹn kiến trúc và những họa tiết tinh xảo thếp vàng trên thân vì kèo.
Những hình ảnh về ngôi đền cổ Cheng Hoon Teng
Đền Cheng Hoon Teng: (nguồn YouTube)

Trong đền cũng có tượng Trịnh Hòa
Trịnh Hòa (1371–1433) là nhà hàng hải và nhà thám hiểm người Trung Quốc. Ông chính là người đã chỉ huy các chuyến thám hiểm từ năm 1405 đến năm 1433. Ông là người Hồi giáo.
Giếng vua - Perigi Raja:
Giếng vua hay còn được gọi là Perigi Raja theo tiếng địa phương, được xây dựng vào thế kỉ 15 dưới thời vua Sultan Mansur Shah, thời đại hoàng kim trong lịch sử Malaysia. Giếng được vua Sultan cho xây dựng giành riêng cho một cung phi tên là Hang Li Po vốn là một công chúa triều Minh, Trung Quốc. Vua Sultan trước đó đã có 4 người vợ nhưng vẫn liên tiếp kết hôn với mục đích chính trị nhằm thiết hệ mối giao hảo với những vương quốc láng giềng. Theo sử sách ghi lại, giếng nước này chưa bao giờ cạn ngay cả trong thời kì hạn hán kéo dài nhất Malacca. Trong một cuộc bạo động vào năm 1551, Johore đã bỏ độc xuống giếng nước đầu độc hơn 200 lính Bồ Đào Nha. Đến năm 1629, giếng bị nhiễm độc một lần nữa nhưng chỉ ít lâu sau đó nước giếng lại có thể uống được. Khi người Hà Lan đến đây đã cho xây tường xung quanh giếng nước. Những ô vuông vẫn thấy trên tường hiện nay là để súng và một lỗ tròn to chính là máng dẫn nước. Hiện nay giếng này còn được gọi là giếng Cầu nguyện (Wishing well). Mọi người tin rằng khi thả một đồng xu xuống giếng và cầu nguyện thì điều đó sẽ trở thành hiện thực
Giếng vua - Perigi Raja
Tấm biển đặt trên miệng Giếng vua
Một góc khu phố người Hoa ở Malacca
$pageOut
+ Xem tiếp:
- Sing, Mã - "Cưỡi ngựa xem hoa" vẫn thấy hoa rất đẹp!... (Phần 1)
- Sing, Mã - "Cưỡi ngựa xem hoa" vẫn thấy hoa rất đẹp!... (Phần 2)
- Sing, Mã - "Cưỡi ngựa xem hoa" vẫn thấy hoa rất đẹp!... (Phần 3)
- Sing, Mã - "Cưỡi ngựa xem hoa" vẫn thấy hoa rất đẹp!... (Phần 4)
- Sing, Mã - "Cưỡi ngựa xem hoa" vẫn thấy hoa rất đẹp!... (Phần 5)
- Sing, Mã - "Cưỡi ngựa xem hoa" vẫn thấy hoa rất đẹp!... (Phần 6)
- Sing, Mã - "Cưỡi ngựa xem hoa" vẫn thấy hoa rất đẹp!... (Phần 7)
- Sing, Mã - "Cưỡi ngựa xem hoa" vẫn thấy hoa rất đẹp!... (Phần 8)
- Sing, Mã - "Cưỡi ngựa xem hoa" vẫn thấy hoa rất đẹp!... (Phần 9)
- Sing, Mã - "Cưỡi ngựa xem hoa" vẫn thấy hoa rất đẹp!... (Phần 10)
Lên đầu trang